Tủ tụ bù công suất phản kháng là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện. Việc sửa chữa sớm các sự cố của tủ tụ bù sẽ giúp tránh được những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, làm sao để bạn có thể nhận biết tủ tụ bù công suất phản kháng cần được sửa chữa? Sửa chữa ở đâu uy tín? Long Gia sẽ chia sẻ ngay trong bài viết này.
1. Thông tin chi tiết tủ tụ bù công suất phản kháng
Tụ bù là nhóm vật dẫn đặt cạnh nhau và được tách biệt bằng lớp điện môi cách điện, có tác dụng tích tụ và phóng đi nguồn điện trong mạch điện. Tụ bù còn được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi.
1.1. Cấu tạo tủ tụ bù công suất phản kháng
Cấu tạo tủ tụ bù công suất phản kháng bao gồm:
- Vỏ tủ: Vỏ tủ có tác dụng bảo vệ các thiết bị bên trong, hạn chế tác động của môi trường và an toàn người dùng. Vỏ tủ làm từ vật liệu tôn hoặc thép với 2 mặt sơn tĩnh điện hoặc vật liệu inox.
- Tụ bù công suất: Thành phần cấu tạo của tụ bù là loại tụ giấy được tẩm dầu đặc biệt, gồm các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Tất cả được cố định tại một bình hàn kín, hai đầu cực được đưa ra bên ngoài.
- Aptomat: Trong tủ tụ bù công suất phản kháng các Aptomat được nối với các tụ bù công suất để bảo vệ các thiết bị trong tủ.
- Đồng thanh cái: Thanh cái đồng trong tủ tụ bù công suất phản kháng được sử dụng để kết nối các thiết bị, có chức năng dẫn điện và phân chia dòng điện từ lưới điện đến thiết bị tụ bù công suất.
1.2. Nguyên lý hoạt động của tủ tụ bù công suất phản kháng
Tụ bù được lắp đặt song song với tải nằm trong tủ tụ bù, sẽ được điều khiển bằng bộ thiết bị tự động, các bộ phận này sẽ kết hợp với nhau để giúp mạng điện ổn định.
Bắt đầu sử dụng điện, công suất sẽ được truyền tới tải từ đó có 2 thành phần chính được sinh ra là công suất tác dụng (P) và còn lại là công suất phản kháng(Q). Phần công suất tác dụng đó tạo nên công năng hữu ích, tiêu tốn điện năng có đơn vị chính là KW và W.
Phần còn lại là tụ bù công suất phản kháng là công suất phản kháng mà không sinh ra công hữu ích trong quá trình biến đổi từ điện năng sang các năng lượng có ích nên cần có thiết bị để giảm tải lại đó chính là nơi tụ bù hoạt động và có đơn vị tính là KVAR và VAR.
Tổng của 2 công suất trên chính là công suất biểu kiến (S), mối quan hệ của chúng phụ thuộc vào nhau theo:
Ta có công thức sau:
P= S. cosϕ
S2 = P2 + Q2
Từ công thức trên ta thấy, khi cos phi càng tăng thì tải sẽ sinh ra được nhiều công hơn so với bình thường, tụ bù sẽ bù vào phần công suất phản kháng lại càng giúp cho công suất tác dụng nâng cao hơn nữa.
1.3. Các loại tủ điện bù công suất phản kháng
Phân loại tụ bù có thể được phân loại theo cấu tạo và phân loại theo điện áp.
Phân loại theo cấu tạo: Tụ bù khô và Tụ bù dầu.
- Tụ bù khô là loại bình tròn dài. Ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ lắp đặt, thay thế, chiếm ít không gian trong tủ điện. Giá thành thường thấp hơn tụ dầu. Tụ bù khô thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt.
- Tụ bù dầu là loại bình chữ nhật (cạnh sườn vuông hoặc tròn). Ưu điểm là độ bền cao hơn. Tụ dầu thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù. Đặc biệt là các hệ thống bù công suất lớn, chất lượng điện xấu, có sóng hài (dùng kết hợp với cuộn kháng lọc sóng hài).
Phân loại theo điện áp: Tụ bù hạ thế 1 pha, tụ bù hạ thế 3 pha.
- Tụ bù hạ thế 1 pha: Có các loại điện áp 230V, 250V.
- Tụ bù hạ thế 3 pha: Có các loại điện áp 230V, 380V, 400V, 415V, 440V, 525V, 660V, 690V, 720V, 1100V. Phổ biến nhất là Tụ bù 3 pha 415V và Tụ bù 3 pha 440V.
2. Cách nhận biết tủ tụ bù công suất phản kháng đang gặp sự cố
Một số dấu hiệu cho thấy tủ tụ bù công suất phản kháng đang gặp sự cố như:
- Hệ số công suất không ổn định có thể thấy rõ dấu hiệu giá trị cosφ dao động bất thường, không đạt được giá trị cài đặt. Vì tụ điện bị hỏng, bộ điều khiển hoạt động không ổn định, hoặc các kết nối điện bị lỏng lẻo.
- Tủ tụ bù hoạt động liên tục hoặc không hoạt động: Tủ tụ bù liên tục đóng cắt tụ điện hoặc không hoạt động mặc dù tải thay đổi. Nguyên nhân có thể là do bộ điều khiển bị hỏng, cảm biến đo lường bị lỗi, hoặc các tiếp điểm bị rò rỉ.
- Tủ tụ bù xuất hiện tiếng nổ, tia lửa điện do tụ điện bị nổ, các kết nối điện bị chập mạch.
- Tủ tụ bù bị nóng bất thường vì tụ điện bị quá tải, các kết nối điện bị hở, hoặc quạt tản nhiệt không hoạt động.
- Các đèn báo sự cố trên tủ tụ bù sáng do có sự cố xảy ra bên trong tủ tụ bù, bạn cần kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Chất lượng điện năng giảm biểu hiện như điện áp giảm, sóng hài tăng, nhấp nháy đèn. Nguyên nhân là do tủ tụ bù không hoạt động đúng cách, gây ảnh hưởng đến chất lượng điện năng.
3. Sửa chữa tủ điện bù công suất phản kháng chuyên nghiệp: Bảo vệ thiết bị, kéo dài tuổi thọ máy móc
Long Gia với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực điện công nghiệp, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa tủ điện bù công suất phản kháng chuyên nghiệp.
Dịch vụ của Long Gia bao gồm:
- Chẩn đoán và khắc phục sự cố: Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của Long Gia sẽ nhanh chóng xác định và xử lý các hư hỏng trên tủ tụ bù của bạn.
- Bảo trì định kỳ: Giúp tủ tụ bù hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu rủi ro hỏng hóc.
- Cung cấp linh kiện chính hãng: Đảm bảo chất lượng sửa chữa và hiệu quả hoạt động của tủ tụ bù sau khi sửa chữa.
- Tư vấn giải pháp: Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những giải pháp tối ưu nhất để cải thiện hệ thống điện của bạn.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Long Gia
- Giảm thiểu tổn thất điện năng: Nâng cao hệ số công suất, tiết kiệm chi phí điện năng.
- Bảo vệ thiết bị: Ngăn ngừa các sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra, đảm bảo hoạt động liên tục của máy móc thiết bị.
- Kéo dài tuổi thọ máy móc: Giảm tải cho các thiết bị điện, tăng tuổi thọ sử dụng.
- Nâng cao hiệu suất sản xuất: Hệ thống điện ổn định giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tăng năng suất.
>> Xem thêm: Sửa chữa tủ điện công nghiệp: Đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.